Theo Quy hoạch đến năm 2020 tỉnh Long An sẽ trở thành khu đô thị vệ tinh phía Tây Sài Gòn và là điểm kết nối giữa các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long với Tp.Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Đông.
Tỉnh Long An đang ngày càng phát triển vượt bậc với các công trình trọng điểm quốc gia như tuyến đường ray Metro qua trục Tân An - Bến Lức , các khu công nghiệp sạch và xanh như Phú An Thạnh, Đức Hòa, cảng hàng không, cảng biển, đường cao tốc,...
Từ những quy hoạch quan trọng đó sẽ giúp cho các dự án trong tỉnh Long An được tăng cao giá trị liên tục từng ngày như Eco Village, An Hạ Riverside, Làng Sen Việt Nam, ...
Ngày 3/10/2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Quyết định số 1437/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Xây dựng Long An trở thành tỉnh phát triển bền vững, hài hoà giữa khu vực đô thị và nông thôn; có trình độ công nghệ cao, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; nguồn nhân lực có chất lượng cao; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao; có nền quốc phòng - an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh Long An cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.
Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực:
Với mục tiêu trên, Long An định hướng phát triển công nghiệp bền vững có khả năng tác động đến các ngành nông nghiệp, dịch vụ và trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỉnh phấn đấu có tốc độ tăng trưởng đạt 14,2% vào năm 2015, 14,4% vào năm 2020 và 13,6% vào năm 2030. Long An sẽ xây dựng các khu công nghiệp chất lượng cao để kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài; phát triển các ngành nghề mới giúp tạo ra ngành mũi nhọn cho phát triển công nghiệp. Bên cạnh đó, Long An khuyến khích các ngành công nghiệp phù hợp với chính sách của tỉnh, bổ trợ cho các ngành đang có ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, như công nghệ cao, công nghệ tri thức, nghiên cứu và phát triển (R&D), môi trường...
Bên cạnh công nghiệp, Long An cũng tập trung phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch, phấn đấu để tốc độ tăng trưởng đạt 17%/năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và đạt 15,3%/năm đến năm 2030. Phát triển các dịch vụ chất lượng cao, đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân; cải thiện kết cấu hạ tầng các dịch vụ hướng đến các tiện ích hiện đại và thuận tiện với người sử dụng... Thiết lập các trung tâm dịch vụ nhằm khai thác lợi thế là cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tăng cường các dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp, dịch vụ đô thị, như dịch vụ kho vận, công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính…
Đồng thời, tỉnh sẽ phát triển các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, đảm bảo môi trường sinh thái và phát triển bền vững.
Long An xác định trọng tâm là sản xuất lúa gạo đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; phát triển theo hướng thâm canh và chuyên canh, ứng dụng công nghệ mới phù hợp, sử dụng giống có chất lượng cao. Tỉnh tập trung cải thiện hệ thống sản xuất các sản phẩm là thế mạnh, như mía, rau quả đáp ứng các tiêu chuẩn tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Phát triển chăn nuôi (lợn, bò, gia cầm) theo hướng tập trung có quy mô phù hợp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước; áp dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến, sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Tỉnh phát triển nuôi trồng thủy sản hàng hoá ở vùng Đồng Tháp Mười theo hướng kiểm soát và bảo vệ môi trường sinh thái; nghiên cứu xây dựng các mô hình tổ chức nuôi trồng phù hợp.
Về phân vùng kinh tế:
Quy hoạch phân chia tỉnh ra thành 3 vùng kinh tế, bao gồm:
Vùng 1 (Vùng an ninh lương thực, du lịch và kinh tế của khẩu): bao gồm các huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hoá, Tân Thạnh, Thạnh Hoá, Châu Thành và một phần huyện Thủ Thừa. Đây là vùng có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp và thu hút khách du lịch. Định hướng phát triển mạnh nông, lâm, ngư nghiệp và đảm bảo phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; phát triển dịch vụ, công nghiệp tại khu kinh tế cửa khẩu; phát triển du lịch sinh thái; phát triển đô thị Mộc Hoá nhằm đảm bảo giao lưu thương mại, dịch vụ với vùng Đồng Tháp Mười và TP. Tân An.
Vùng 2 (Vùng đệm sinh thái): nằm giữa hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Mục tiêu chính của Vùng được xác định là bảo vệ Vùng 1 khỏi tác động tới hoạt động phát triển đô thị và công nghiệp quá mức của Vùng 3; tạo cảnh quan đặc biệt về sử dụng đất bằng việc kết hợp giữa các đặc điểm đô thị và nông thôn; giảm thiểu ô nhiễm cho sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và bảo tồn không gian cho định hướng phát triển sau năm 2020. Trước mắt, Vùng 2 được định hướng phát triển nông nghiệp, dành quỹ đất hợp lý cho phát triển công nghiệp, đô thị sinh thái, khu trung chuyển nội tỉnh. Xây dựng trung tâm Vùng là thị trấn Thủ Thừa nhằm kết nối các tiểu vùng kinh tế của tỉnh, giữa cửa khẩu dất liền và cảng biển; chú trọng kiểm soát chặt sự phát triển của Vùng 2 và chỉ cho phép phát triển ở các khu vực đã quy định dọc các tuyến đường và ở một số khu vực chỉ định khác.
Vùng 3 (Vùng phát triển đô thị và công nghiệp) bao gồm sông Vàm Cỏ Đông và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, một phần huyện Tân Trụ ở vùng Hạ, TP. Tân An và một phần huyện Thủ Thừa. Định hướng tập trung phát triển đô thị và công nghiệp tổng hợp, tạo thành hành lang phát triển đô thị trung tâm Bến Lức - Tân An và các đô thị công nghiệp đặc thù ở Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước.
Quy hoạch được phê duyệt là cơ sở và định hướng quan trọng để tỉnh tập trung kêu gọi đầu tư, phát triển kinh tế. Trên cơ sở quy hoạch, hiện tỉnh Long An đang triển khai xây dựng kế hoạch, lộ trình, các đề án, dự án cụ thể để triển khai thực hiện quy hoạch trong thời gian tới. Long An cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các DN, các thành phần kinh tế đến tìm hiểu, đầu tư tại tỉnh.
- Thị trấn Đức Hòa mở rộng sẽ phát triển thành đô thị dịch vụ (03/11/2016)
- Thủ tướng đồng ý mở rộng nâng cấp đô thị tại 7 tỉnh (02/11/2016)
- Asseco muốn xây dựng thành phố thông minh cho Sài Gòn (07/10/2016)
- Tp.HCM: 839 tỷ đồng xây hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Th (07/10/2016)
- TP HCM chi gần 900 tỷ làm đường song hành cao tốc Long Thành (20/09/2016)