Một góc thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng và UBND các tỉnh nêu trên là cơ quan chủ quản của các dự án thành phần, tiếp thu ý kiến các cơ quan liên quan, chịu trách nhiệm lập và hoàn thiện báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.
Kinh phí dự án thành phần do Bộ Xây dựng quản lý từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại.
Trước đó, dự án Nâng cấp đô thị Việt Nam đã được triển khai từ năm 2004 đến năm 2014 tại 4 tỉnh, thành phố là Hải Phòng, Nam Định, Tp.HCM và Cần Thơ.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, mục tiêu của dự án là xóa đói nghèo tại các tỉnh nằm trong chương trình này, bằng cách cải thiện đời sống và môi trường sống cho người thu nhập thấp thông qua việc nâng cấp hạ tầng cơ sở cấp 1, 2 và cấp 3, cung cấp nhà ở cho người thu nhập thấp, xây dựng quỹ cho vay nhà ở.
Thực tế, tại các địa phương đã triển khai, dự án đã góp phần nâng cao đời sống người dân, mang lại cho các địa phương hệ thống hạ tầng mở rộng và môi trường được cải thiện.
- Asseco muốn xây dựng thành phố thông minh cho Sài Gòn (07/10/2016)
- Tp.HCM: 839 tỷ đồng xây hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Th (07/10/2016)
- TP HCM chi gần 900 tỷ làm đường song hành cao tốc Long Thành (20/09/2016)
- Cần Thơ: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đến năm 2030 (17/09/2016)
- Tp.HCM: phê duyệt dự án hơn 511 tỷ đồng (16/09/2016)