3. Lãi suất ổn định theo xu hướng giảm
Lãi suất vay hiện đang được duy trì ổn định và có xu hưởng giảm. Ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành, điều chỉnh giảm 0,5% lãi suất cho vay ngắn hạn. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn đối với lĩnh vực ưu tiên xuống còn 8%/năm, triển khai nhiều gói tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn cho các ngành thiết yếu trong phát triển kinh tế, áp dụng lãi suất vay ngắn hạng đối với khách hàng ở khoảng 4-5%.
Hiện nay, mặt bằng lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6-6,5%/năm, trung hạn từ 8-10%/năm. Đối với kinh doanh thông thường, lãi suất vào khoảng 6,8-9%/năm với vay ngắn hạn và 9,3-11%/năm với vay dài hạn.
Như vậy, lãi suất đang ổn định theo mức giảm dần. Chính các yếu tố lãi suất giúp thị trường BĐS hưởng nhiều lợi thế. Người mua nhà, chủ đầu tư cũng sẽ ngày càng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn rẻ từ phía ngân hàng, nhờ đó thị trường BĐS trong nằm 2018 sẽ tiếp tục được hỗ trợ tính cực để phát triển bền vũng.
4. Sự thay đổi tích cực từ bản thân thị trường
Điều này đang giúp thị trường BĐS ngày một tốt lên. Trong đó, sự thay đổi lớn nhất là việc cơ cấu lại sản phẩm triển khai. Ngày càng nhiều doanh nghiệp BĐS lớn tham gia vào phát triển dòng sản phẩm hướng đến người thu nhập trung bình. Việc chuyên nghiệp hóa trong phát triển sản phẩm, tập trung hướng đến nhu cầu thực tế, quan tâm đến thiết kế, công năng sử dụng và các dịch vụ tiện ích bao quanh dự án giúp mang đến những sản phẩm tốt hơn cho người mua. Việc hình thành các khu đô thị vệ tinh ở Hà Nội và Tp.HCM cũng giúp tạo ra những khu đô thị lớn có giá bán ở mức trung bình và thấp, giúp giảm thiểu áp lực hạ tầng khu trung tâm.
Cũng trong buổi hội thảo, ông Trương Hiền Phương, Giám đốc Công ty CP Chứng khoán KIS Việt Nam ví von thị trường BĐS nhà ở hiện như một miếng bánh đang ngày càng nở ra. Tốc độ đô thị hóa, sự gia tăng kết nối vùng và sự độc lập của thị trường BĐS vào vốn tín dụng ngân hàng đang giúp BĐS phát triển ngày một bền vững. Ước tính mỗi năm Việt Nam cần ít nhất 370.000 căn hộ trong thành phố để đáp ứng nhu cầu nhà ở. Do đó, tốc độ mở rộng đô thị và kết nối vùng thông qua phát triển hạ tầng đang được đẩy mạnh. BĐS bị đẩy ra khỏi khu trung tâm và phát triển mạnh tại các khu vực vùng ven với hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện. Bên cạnh đó, quốc hội nới lỏng việc mua bán nợ và xử lý tài sản đảm bảo sẽ giúp dòng tiền khơi thông trong thị trường BĐS, qua đó giả quyết được vấn đề nợ xấu ngân hàng.