Hỗ trợ đăng tin Thời Gian Làm Việc: 8h15 – 12h | 13h15 – 17h15 (Từ Thứ Hai – Thứ Bảy) | Email: contact.bandatbinhchanh@gmail.com | Hotline: 0902.996.110 ​ dạy nghề thẩm mỹ
+1 để tin của bạn có vị trí cao trên google
Đề xuất đánh thuế sang tên 'sổ đỏ' bị phản đối
Cập nhật: 03:06 29/09/2017

Đề xuất đánh thuế chuyển quyền sử dụng đất khi sửa đổi luật Thuế giá trị gia tăng của Bộ Tài chính vấp phải nhiều ý kiến phản đối. Trong đó, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp lo ngại, nếu được chấp thuận, việc đánh thuế sang tên sổ đỏ sẽ đẩy giá bất động sản tăng cao hơn.

Quyền sử dụng đất không được coi là hàng hóa

Trong nội dung tờ trình chỉnh sửa luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT), Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án tăng thuế suất thuế GTGT. Cụ thể, phương án thứ nhất là tăng từ mức 10% như hiện nay lên mức 12% kể từ ngày 1/1/2019. Phương án thứ hai là tăng theo lộ trình lên 12% bắt đầu từ ngày 1/1/2019 và 14% bắt đầu từ ngày 1/1/2021. Trong đó, phương án thứ nhất được Bộ này đề nghị cân nhắc. Nếu đề xuất này được chấp thuận thì chuyển quyền sử dụng đất (QSDĐ) sẽ được đưa vào diện chịu thuế GTGT với mức thuế suất là 12%.

   

Về đề xuất này, ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Hung Thinh Corp., cho rằng, tại Việt Nam đất đai vẫn chưa được xem là hàng hóa. Do đó, khi giao dịch pháp lý trên thị trường thường dùng thuật ngữ 'chuyển nhượng QSDĐ' mà không phải là 'bán đất'. Đây cũng là lý do luật Thuế GTGT trước nay đều không xem QSDĐ là đối tượng phải nộp thuế. Điều này cũng đồng nghĩa, đề xuất đánh thuế đối với việc sang tên sổ đỏ (hoạt động chuyển QSDĐ) là không phù hợp với bản chất của pháp luật nói chung và luật Thuế GTGT nói riêng.

bán đất bình chánh

Các chuyên gia, doanh nghiệp đều cho rằng, đánh thuế sang tên sổ đỏ
(chuyển QSDĐ) sẽ làm tăng giá bất động sản. Ảnh minh họa

Ông Phan Vũ Hoàng, P.TGĐ dịch vụ tư vấn thuế Deloitte Việt Nam cũng có cùng quan điểm trên và lập luận, theo định nghĩa về hàng hóa quy định tại luật Thương mại thì QSDĐ không đáp ứng điều kiện là một loại hàng hóa nên không nằm trong đối tượng điều chỉnh thuế GTGT. Ông Hoàng phân tích, đất được coi là tài sản đặc biệt, theo luật sẽ không được sản xuất, lưu thông, tiêu dùng như một loại hàng hóa thông thường. Trong khi đó, QSDĐ là quyền về pháp lý, vì thế sẽ hợp lý hơn với tinh thần luật thuế hiện hành khi coi QSDĐ không phải hàng hóa và xếp vào đối tượng không phải nộp thuế GTGT.

Kéo giá bất động sản tăng

Theo ông Nguyễn Đình Trung, vốn dĩ cơ cấu một sản phẩm bất động sản đã bao gồm nhiều loại thuế và phí. Trong đó, tất cả các loại vật liệu, vật tư đầu ra đều đã đánh thuế GTGT, và cuối cùng cấu thành vào giá sản phẩm. Vì vậy, việc đánh thuế GTGT với hoạt động sang tên sổ đỏ (chuyển QSDĐ) cũng chính là đánh thẳng vào người tiêu dùng. Hơn nữa, nếu được chấp thuận, đề xuất này dễ dẫn đến tình trạng thuế chồng thuế, kéo giá bán bất động sản đã cao lại tăng thêm, gây ảnh hưởng đến quyết định giao dịch của người mua, từ đó ảnh hưởng đến thị trường.

Khi  chuyển nhượng bất động sản người dân hiện phải chịu một số loại thuế, phí sau:
Thuế thu nhập cá nhân: 2% trên giá chuyển nhượng
Lệ phí trước bạ đối với nhà, đất: 0,5%.

Ông Bùi Quang Tín, Đại học Ngân hàng Tp.HCM cũng tính toán rằng, với  căn hộ chung cư, giá trị QSDĐ chiếm từ 20-30%. Nếu phần này bị đánh thuế GTGT thì sẽ khiến giá nhà tăng từ 2-3%. Riêng với phân khúc nhà phố, mức tăng giá sẽ mạnh hơn. Đó là còn chưa tính mức tăng thuế GTGT đối với vật liệu xây dựng cũng tăng thêm 2% (từ 10% lên 12%). Như vậy, nếu tính tổng mức tăng thuế thì giá nhà đất sẽ tăng lên nhiều hơn mức tính toán trên. Điều đáng nói là người cuối cùng chịu phần tăng thêm này lại chính là khách hàng.

Về vấn đề này, ông Bùi Quang Tín cũng phân tích, Nghị quyết Quốc hội mới đây đã được đưa ra để giải quyết nợ xấu với trọng tâm là bất động sản. Do đó, nếu chính sách thuế này được chấp thuận sẽ khiến giá bất động sản tăng lên, tác động đến người mua cuối cùng và làm cho quá trình xử lý nợ xấu bị chậm lại. Từ đó, ông Tín nhìn nhận, giải quyết nợ xấu giúp thị trường chạy nhanh lên, tạo thanh khoản cho dòng tiền nhưng nếu đưa ra chính sách này thì thị trường sẽ chậm lại và việc xử lý nợ xấu cũng chậm theo. Hơn nữa còn ảnh hưởng rất lớn đến việc mua nhà của người dân, đặc biệt là dân nghèo.

Để dễ hình dung, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Tp.HCM (HoREA) đưa ra tính toán cụ thể: với căn hộ chung cư, tiền sử dụng đất chiếm từ 8-15%, nhà phố khoảng 30%, biệt thự khoảng 50%. Trường hợp áp dụng đánh thuế suất GTGT 10% đối với căn hộ chung cư thì giá nhà sẽ tăng khoảng 1,5%, nhà phố tăng 3% và biệt thự tăng khoảng 5%. Do đó, đại diện HoREA kiến nghị không nên áp dụng thuế GTGT khi sang tên sổ đỏ. Ngoài ra, ông Châu cũng khuyến cáo, việc đề xuất tăng thuế GTGT từ 10% lên 12% sẽ dẫn đến mặt bằng giá nguyên nhiên vật liệu, nhận thầu thi công, nhân công... tăng, kéo theo giá bán nhà tăng lên. Vì thế đề xuất áp dụng đánh thuế GTGT với QSDĐ cần hết sức cẩn trọng.

Theo Thanh niên online
Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Quên mật khẩu ? Đăng ký
Thoát
Phục hồi mật khẩu
Nhập tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký tài khoản.
Tên đăng nhập
Email
Gửi Đóng